Trong quá tình sử dụng máy tính để học tập hay làm việc, thì đôi lần bạn được nhờ chia sẻ tập tin nào đó. Tuy nhiên, tập tin đó lại có kích thước quá lớn hoặc lúc đó bạn không có thiết bị lưu trữ di động để sao chép thì còn cách nào khác để chia sẻ tập tin đó không?
Nếu các máy tính trong cùng một mạng thì bạn có thể sử dụng tính năng Sharing có sẵn trong Windows. Chỉ cần vài bước thực hiện là bạn có thể chia sẻ tập tin cho toàn bộ máy tính kết nối trong cùng mạng Lan.
Cách share thư mục trong mạng Lan
Đầu tiên, bạn hãy chọn một thư mục hay ổ đĩa muốn chia sẻ.
Sau đó vào Properties của thư mục đó bằng cách Click chuột phải vào thư mục và chọn Porperties.
Ở đây, mình sẽ chia sẻ toàn bộ ổ đĩa D. Thì để chia sẻ mình sẽ chuyển sang Sharing (1) và chọn Advanced Sharing (2).
Tại của sổ Advanced Sharing, bạn cần Tick vào Share this folder (1) để cho phép chia sẻ. Bạn có thể Apply/ OK để hoàn tất cho phép chia sẻ thư mục. Tuy nhiên, để an toàn và chủ động hơn trong việc thiết lập quyền khi thao tác trong thư mực chia sẻ thì bạn nên thiết lập nhóm và quyền trong Permissions (2). Chọn Permissions để vào cửa sổ thiết lập quyền.
Mặc định sẽ có sẵn nhóm Everyone (1) và quyền (Full Control, Change, Read) (2).
Các Permissions (2) sẽ có quyền như sau:
- Full Control: cho phép các User được tạo, xóa, chỉnh sửa các tập tin trong thư mục.
- Change: cho phép các User được chỉnh sửa các tập tin trong thư mục.
- Read: chỉ cho phép đọc các tập tin trong thư mục.
Ngoài ra, nếu không có hoặc cần chia sẻ chỉ địch cho các User khác trong mạng, bạn có thể chọn Add.. (3) để thêm Group or user names.
Một số Group or user names (1) có thể sử dụng:
- Everyone: cho phép toàn bộ User truy cập vào thư mục.
- Tên chỉ định User trong mạng Lan: Khi sử dụng quyền truy cập này thì chỉ có User đó mới được truy cập vào thư mục. Ví dụ: máy tính của mình là có tên là Rik, thì mình nhập là Rik vào và chọn Check Names thì tự động Windows sẽ tìm User đó trong mạng Lan và thêm vào. Nếu không tìm thấy thì Windows sẽ mở hộp thoại “Name not found” lên và bạn cần nhập lại tên chính xác.
Tiếp theo, chọn Apply/ OK ở các cửa sổ để áp dụng các thay đổi.
Khi trở lại cửa sổ Properties, bạn sẽ thấy đường dẫn thư mục được chia sẻ thành công.
👉Bạn sẽ thấy biểu tượng User gắn theo các thư mục, điều này có nghĩa là thư mục đó đang được chia sẻ trong mạng. Và để hủy chia sẻ thì bạn cần vào Sharing trong Properties và bỏ Tick Share this folder.
Trên là các bước để chia sẻ thư mục trong mạng. Tuy nhiên, khi các User khác truy cập vào thư mục được chia sẻ trên máy tính của bạn thì cần có tài khoản và mật khẩu Windows của bạn mới truy cập được. Vậy nếu không muốn chia sẻ tài khoản và mật khẩu Windows cho các User khác thì bạn cần cấu hình thêm vài bước nữa trong Advanced sharing settings.
Vào Control Panel > Network and Sharing Center > Advanced sharing settings.
Ở đây, bạn sẽ có 2 profile mạng là Private và Guest or Public. Bạn chọn Turn on network discovery để cho phép các máy tính khác có thể tìm và thiết lập các thư mục chia sẻ từ máy tính của bạn.
Và để loại bỏ yêu cầu mật khẩu mỗi lần User khác truy cập vào thư mục, bạn chọn Turn off password protected sharing.
Các bước chia sẻ thư mục đã xong rồi nhưng làm sao các máy tính khác thấy và truy cập vào thư mục được chia sẻ trên máy tính của bạn?
Thông thường khi đã chia sẻ trong mạng Lan, thì tất cả các User trong cùng mạng với máy tính của bạn sẽ thấy Computer name của bạn trong Network (1). Chọn vào Computer name (2) sẽ thấy tất cả các thư mục đang đươc chia sẻ trong đó.
Nếu cách trên không truy cập được, thì có thể thay Computer name bằng địa chỉ IP máy tính của bạn.
Mở công cụ cmd.exe và sử dụng lệnh ipconfig thì IP sẽ nằm ở dòng IPv4 Address.
Sau khi có được IP, bạn chỉ cần thay Computer name thành: IP. Ví dụ: \\192.168.1.212.
OK! Với cách chia sẻ thư mục, ổ đĩa cho các máy tính Windows cùng mạng Lan thì khá dễ thực hiện mà còn tiện lợi và sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian khi chia sẻ với nhiều máy tính cũng một lúc.
Chúc các bạn thành công!
bài thì hay nhưng dở :))
Hảo bình luận =)))
hay lam cam on ban
10 điểm nha admin