Cũng là một người chơi Game khá thường xuyên bằng điện thoại Android. Và hiện tượng mình hay gặp là “tự nhiên giật Lag”, đặc biệt ở các Game Online tương tác giữa các người chơi. Mặc dù đã áp dụng nhiều cách chống “Lag” nhưng cũng chỉ giảm bớt chứ không khắc phục được hoàn toàn.
Qua một thời gian để ý thì mình tìm hiểu được một số nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến FPS và các thủ thuật đơn giản để giảm đáng kể hiện tượng “co giật” khi chơi Game trên Android. Các bạn hãy tham khảo nhé!
FPS, thông số quan trọng để trải nghiệm Game “mượt”.
FPS (Frame Per Second), là số khung hình mỗi 1 giây. Nếu xét trong Game mình hay chơi là Liên Quân Mobile thì khung hình ổn định (30 -> 60) sẽ cho cảm giác mượt, còn khi tụt xuống <30 thì giật Lag. Và FPS sẽ phụ thuộc vào CPU, Card đồ họa hỗ trợ.
Sự ổn định của mạng.
Trong các Game Online, mạng rất quan trọng. Nó sẽ liên tục trao đổi dữ liệu giữa các người chơi với nhau. Việc nghẽn mạng, mất kết nối chỉ trong 1/2 s cũng gây lên tình trạng tụt FPS > khung hình bị giật Lag.
“Lag” nếu do mạng không ổn định thì bạn sẽ thấy rõ chỉ số “Ping” trong màn hình Game. Nêu “Ping” có màu:
- Xanh: hãy tranh thủ trải nghiệm.
- Cam: tạm ổn.
- Đỏ: uống cốc nước, “kiếm chỗ nấp” và chờ mạng xanh trở lại nhé.
Nguyên nhân và cách xử lý:
- Vị trí của bạn xa hoặc bị ngăn nhiều lớp với nguồn phát Wifi dẫn đến nguồn tín hiệu chập chờn không ổn định. Nếu bạn đang sử dụng máy tính kết nối mạng Ethernet (mạng dây) hãy phát hotspot và sử dụng thủ thuật này để ổn định.
- Sử dụng mạng (3g, 4g) sẽ ổn định hơn. Nhưng nếu có ai đó “gọi” hay nhắn tin thì mạng dữ liệu di động sẽ bị ngắt kết nối tạm thời.
- Dịch vụ Internet bạn sử dụng, nó có thể “rớt mạng” bất kể lúc nào.
Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể đến từ vị trí Anten bố trí trên máy của bạn, nếu nó đặt ở vị trí mà bị tay bạn che mất khi cầm thì ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Máy quá nóng.
Nguyên nhân là vì CPU, Card đồ họa xử lý nhiều khi chơi Game và dẫn đến tỏa nhiệt. Và ở bất cứ một thiết bị điện tử nào thì hoạt động ở nhiệt độ cao cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý tổng thể của thiết bị.
Vậy cách khắc phục là bạn có thể tháo ốp lưng (nếu dùng) để thân máy thoát nhiệt tốt hơn, ngồi gần quạt máy, phòng máy lạnh… Còn cách của mình là để xuống nền gạch, cách này giảm nhiệt khá nhanh.
Cấu hình máy của bạn vừa đủ tiêu chuẩn của Game.
Các nhà phát hành cũng có đưa ra tiêu chuẩn cấu hình cho các Game cần xử lý đồ họa nặng. Nếu máy của bạn vừa đủ vẫn có thể chơi được nhưng sẽ “Lag” nhiều hơn.
Nguyên nhân là vì với cấu hình đó máy sẽ phải hầu như hoạt động hết hiệu suất > máy nóng > giật Lag.
Cài nhiều ứng dụng sử dụng dữ liệu nền.
Bạn có sử dụng nhiều ứng dụng Nhắn tin Online, Tin tức như Facebook, Zalo, Messenger, Instagram… chứ?
Hầu hết những ững dụng này đều sử dụng dữ liệu nền để tải làm mới liệu ngầm mà bạn không thể thấy nó hoạt động như thể nào. Vậy cách hạn chế là bạn có thể tắt ứng dụng sử dụng dữ liệu nền đi như sau.
Hoặc chuyển qua sử dụng bản thu gọn như Facebook Lite, Messager Lite.
Thông báo của Ứng dụng.
“Lag” còn bị bởi thông báo của ứng dụng. Thông báo có thể là Mail, Tin nhắn, Cuộc gọi, icon nổi của Zalo, Facebook Messenger. Nguyên nhân là vì để hiện thông báo trong bảng cài đặt nhanh, màn hình cũng phải trích một phần và trong khoảng thời gian này FPS sẽ bị tụt > Lag.
Cách hạn chế là tắt thông báo của các ứng dụng thông báo “nhiều” đi thôi hoặc nếu bạn “siêng” thì tắt hết và bật lại sau đó.
Đồng bộ dữ liệu.
Tính năng này sẽ giúp thiết bị của bạn luôn được đồng bộ với các dịch vụ lưu trữ. Nhưng mà mình cũng chẳng rõ khi nào nó hoạt động và cũng không thực sự cần liên tục đồng bộ (trường hợp của mình nhé).
Và với nhiều tài khoản đồng bộ như Google, Facebook, Microsoft, Samsung, Reddit, Quora… thì bạn tính xem nó có ảnh hưởng đến xử lý và mạng không nào?
Vậy cách loại bỏ ảnh hưởng của tính năng này là bạn có thể tắt/ bất nó nhanh ngay trong bảng Cài đặt nhanh của Android.
Các nguyên nhân từ Game.
Vấn đề có thể đến từ Server Game bạn chơi. Ví dụ như bạn chơi bản quốc tế thì sẽ sử dụng Server ở đâu đó chứ không ở trong nước. Vì vậy nó làm thời gian trao đổi dữ liệu lâu hơn và “lâu hơn nữa” sẽ bị “Lag”.
Ngoài ra, sau mỗi lần cập nhật lớn có thể nhà phát hành bổ sung thêm tính năng làm Game nặng hơn, yêu cầu cấu hình cao hơn, lỗi xung đột Game. Những vấn đề này chỉ “mong” nhà phát hanh sớm sửa chứ người dùng không can thiệp được. Nhưng nếu bạn vẫn muốn “tự xử” thì có thể xóa bộ nhớ đệm hoặc cài lại thì may mắn có thể khắc phục được.
Trên là những nguyên nhân mình tìm hiểu và tự trải nghiệm bị “Lag” khi chơi Game. Và cũng áp dụng các thủ thuật trên để giảm tình trạng “nhân vật bị tốc biến” trong Game.
Hy vọng nó hữu ích với bạn. Chúc bạn vui!
Very good ♐
fps tụt còn 45,55 mà vẫn đơ và lag ??