Cách sử dụng hàm điều kiện – IF trong Microsoft Excel

Sau khi xử lý số liệu trong Excel, các kết quả lại chứa rất nhiều các giá trị thừa mà bạn không mong muốn và phải xóa từng giá trị thừa đó bằng thủ công. Đừng dùng cách đấy mà hãy sử dụng thêm hàm điều kiện IF để loại bỏ tất cả các giá trị thừa trước khi kết quả trả về.

Hàm IF trong Excel

Mô tả

  • Hàm IF hay là hàm điều kiện cho phép bạn thực hiện so sánh LOGIC giữa một giá trị với giá trị bạn mong muốn. Kết quả trả về có thể tùy biến theo mục đích.

Cú pháp

=IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false])

Diễn giải theo ngôn ngữ tự nhiên: Nếu (if) điều kiện (logical_test) là đúng thì kết quả trả về là value_if_true hoặc sai thì kết quả trả về là value_if_false.

Cách sử dụng hàm IF trong Excel

Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn 5 ví dụ tương ứng với 5 trường hợp hay gặp khi sử dụng hàm IF trong Excel.

1. Hàm điều kiện IF so sánh với văn bản

ham-dieu-kien-if-excel

Trong ví dụ trên, hàm =IF(A2=”Có”;1;0) sẽ kiểm tra nếu giá trị trong Cells =”Có” là đúng thì kết quả trả về là 1, nếu sai0.

Lưu ý Khi so sánh với văn bản hoặc kết quả trả về là văn bản thì bạn phải để văn bản đó trong dấu “”, nếu là số thì không cần.

2. Hàm điều kiện IF so sánh thời gian

ham-dieu-kien-if-excel

Tham khảo: Cách định dạng thời gian trong Windows  thì Excel sẽ sử dụng định dạng thời gian Windows để làm mặc định.

3. Hàm điều kiện – so sánh với số

ham-dieu-kien-if-excel

Khi sử dụng hàm IF, để kiểm tra điều kiện so sánh với một số thì bạn có thể kết hợp so sánh với một số bằng các so sánh toán học như >, <, >=, <=, =.

4. Hàm điều kiện IF lồng nhau

ham-dieu-kien-if-excel

Trong ví dụ trên, mình đã sử dụng lồng thêm một hàm IF vào hàm IF. Có thể đặt thêm hàm IF vào value_if_true hoặc value_if_false hoặc lồng vào cả 2.

⇒ Có thể lồng vào 64 hàm IF, nhưng không nên lồng nhiều IF vào chung một hàm vì kết quả trả về có thể không chính xác, khó quản lý hàm, khó kiểm tra lại nếu hàm có lỗi.

5. Hàm điều kiện IF kết hợp với các hàm khác.

Kết hợp hàm IF bên trong hoặc ngoài một hàm khác. Trong ví dụ này, hàm IF được lồng vào bên trong hàm MIN để tìm giá trị nhỏ nhất khác 0.

Ngoài ra, để tìm kiếm giá trị nhỏ nhất khác 0 bạn có thể sử dụng hàm =MIN(IF(A2:A10<>0;A2:A10)) và nhấn tổ hợp phím [Ctrl + Shift + Enter].


OK! Hy vọng qua những ví dụ trên, đã giúp các bạn giải quyết được vấn đề đang tìm kiếm.

Xem thêm: Cách chuyển bảng tính Excel chiều ngang thành dọc bằng TRANPOSE.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here